Thị trường Ngoại hối

Thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái ngoại tệ là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ.

Hệ thống tổ chức thị trường ngoại hối theo hệ thống ngoại hối Anh-Mỹ:

Hệ thống thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối này có tính chất biểu tượng,các giao dịch chỉ xảy ra thường xuyên giữa một số ngân hàng với người môi giới,chủ yếu thông qua điện thoại ,fax.

  • Hệ thống tổ chức thị trường ngoại hối theo hệ thống ngoại hối châu Âu:

Thị trường này có địa điểm nhất định ,giao dịch hàng ngày.

Đặc điểm của thị trường ngoại hối

  • Hoạt động liên tục suốt ngày đêm.
  • Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế.
  • Tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở cung – cầu ngoại tệ.
  • Đồng Đô la Mỹ được coi là đồng tiền phương tiện.

Các chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối

  • Đáp ứng nhu cầu mua bán ,trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại.
  • Công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu chính phủ.
  • Thị trường ngoại hối có chức năng tín dụng.
  • Cung cấp các công cụ cho các nhà kinh tế nghiên cứu để phòng ngừa rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại tệ.Đồng thời giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu thu được lợi nhuận nếu họ dự đoán được tỷ giá hối đoái.

Thành phần tham gia thị trường ngoại hối

  • Các ngân hàng:
    • Các ngân hàng trung ương: hầu hết ở các nước ngân hàng trung ương đóng vai trò tổ chức ,kiểm soát,điều hành và ổn định thị trường ngoại hối.
    • Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư: tham gia với mục đích kinh doanh,cung cấp dịch vụ cho khác hàng như một nhà môi giới.
  • Các nhà môi giới : là chủ thể trung gian trong các giao dịch trên thị trường.
  • Các doanh nghiệp : các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Họ vừa là chủ thể cầu ngoại tệ,vừa là chủ thể cung ngoại tệ.
  • Các cá nhân ,các nhà kinh doanh : bao gồm các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua và bán ngoại tệ.
  • Các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
  • Các công ty đa quốc gia.

Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường ngoại hối

  • Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay:
Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.
  • Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá:
Là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua bán.
  • Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn:
Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng.
  • Nghiệp vụ hoán đổi:
Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận.
  • Nghiệp vụ ngoại hối giao sau:
Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực,việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai.
  • Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối chọn quyền:
Là nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hay quyền chọn bán.
    • Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ nhất định.
    • Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ nhất định.
    • Người mua quyền chọn có thể bán hoặc hủy hợp đồng nếu thấy không có lợi.Nhưng người bán quyền chọn phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua yêu cầu.

Theo Wikipedia.

About trungdaoforex

Khi không có gì đáng để giao dịch thì không nên giao dịch, mất đi một cơ hội kiếm tiền còn hơn là mất đi số tiền của bạn.
This entry was posted in Kiến thức tổng hợp. Bookmark the permalink.

Leave a comment